Chào mừng bạn đến với

Wikispecies

Bộ danh mục mở về các loài mà bất cứ ai cũng có thể sửa đổi.

Bao gồm Động vật, Thực vật, Nấm, Vi khuẩn, Vi khuẩn cổ, Sinh vật nguyên sinh và tất cả các hình thức khác của sự sống.

Đến nay chúng ta đã có 892.697 danh mục.

Cũng như sự sống, Wikispecies thuộc về tất cả mọi người!

Danh mục chính

Khám phá Wikispecies

Hợp tác với ZooKeys

Hợp tác giữa Wikispecies và ZooKeys đã được công bố. PhytoKeys cũng tham gia cộng tác từ tháng 11 năm 2010. Hình ảnh các loài từ ZooKeys và PhytoKeys sẽ được tải lên Wikimedia Commons và sử dụng trong Wikispecies.



Tác gia nổi bật

Franz Steindachner
(1834–1919)

Một nhà động vật học, ngư loại họclưỡng cư-bò sát học người Áo. Steindachner xuất bản hơn 200 nghiên cứu về loài cá và 50 nghiên cứu về loài bò sát và lưỡng cư; ông cũng miêu tả hàng trăm loài cá mới và hàng chục loài lưỡng cư và bò sát mới. Có ít nhất bảy loài bò sát được đặt theo tên ông.

Là một người đam mê lịch sử tự nhiên, Steindachner đắm chìm trong việc nghiên cứu các loài cá hóa thạch. Năm 1860 ông được trao nhiệm vụ quản lý bộ sưu tập cá tại Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Viên, một vị trí vốn vẫn đang trống sau cái chết của Johann Jakob Heckel vào năm 1857. Tiếng tăm của Steindachner như một nhà ngư loại học dần được củng cố, và vào năm 1868 ông nhận lời mời từ nhà động vật học người Mỹ gốc Thụy Sĩ Louis Agassiz đến làm việc tại Viện bảo tàng Động vật học So sánh thuộc Đại học Harvard. Steindachner đã tham gia USCSS Hassler Expedition những năm 1871–1872; một cuộc hành trình đi vòng quanh Nam Mỹ từ Boston đến San Francisco. Năm 1874 ông trở về Viên, và từ năm 1887 được bổ nhiệm làm giám đốc phòng động vật học của Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Ông được thăng làm giám đốc bảo tàng này vào năm 1898. Steindachner đã đi qua nhiều nơi trong suốt sự nghiệp của mình, những chuyến nghiên cứu đã đưa ông xuyên qua bán đảo Iberia, Biển Đỏ, quần đảo Canary, Senegal, Mỹ Latinh cùng nhiều vùng đất khác.

Từ năm 1875, Steindachner là thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Viên. Năm 1892, ông tiếp tục làm thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina, Đức.


Loài của tháng

Quetzalcoatlus northropi

Quetzalcoatlus northropi

Quetzalcoatlus northropi

Một số thông tin về loài dực long này:

Sải cánh: 10–11 m.

Tổng chiều dài: 9–10 m.

Cân nặng: 200–250 kg.

Môi trường sống: Một số chuyên gia cho rằng loài bò sát này sống ở những đồng bằng hoặc vùng đất ngập nước, kiếm ăn như loài lớn ngày nay. Số khác tin rằng chúng đã ăn xác của những con khủng long, như tập quán của loài kền kền Cựu thế giới hiện đại. Những ý kiến cho rằng loài này săn cá biển như hải âu mày đen hiện đại đang dần bị bác bỏ do cấu trúc hình thể.

Niên đại sinh tồn: 70,6 đến 65 triệu năm trước.

Nơi sinh sống: hóa thạch tìm thấy ở Bắc Mỹ (Texas).

Thức ăn: động vật nhỏ có xương sống.

Miêu tả lần đầu: bởi nhà địa chất học và cổ sinh vật học Douglas A. Lawson vào năm 1975.


Một con vật to lớn giống hươu cao cổ có thể nào bay được không? Quá được! Không phải là loài thú có thể nhìn thấy khi đang nhảy qua đầu bạn ngay lúc này, nhưng loài bò sát bay có kích thước như vậy đã ngự trị khắp nơi suốt mấy triệu năm, cho đến khi chúng bị sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra vào 65 triệu năm trước xóa sổ. Quetzalcoatlus northropi được biết đến như một trong những loài động vật biết bay lớn nhất mọi thời đại. Nó có cổ cực kỳ dài với bộ hàm mảnh không răng, trên đầu có cắm xương đỉnh dài. Các ngón trên mép trước cánh của nó có móng vuốt sắc nhọn dùng để bấu chặt lấy con mồi. Do không đủ sức cơ để có thể bay lên bằng động tác vỗ cánh lấy đà, nó tự tung mình lên không trung bằng một cú bật nhảy khom lưng trên tất cả bốn chi, hoặc có thể nó đã lượn lên bầu trời bằng cách nhảy từ vách đá hoặc cây cao. Tên của nó bắt nguồn từ con rắn thần có lông vũ gọi là Quetzalcoatl trong truyền thuyết Aztec.

Wikispecies trong ngôn ngữ khác

Wikispecies trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, một tổ chức phi lợi nhuận cũng đồng thời điều hành nhiều dự án đa ngôn ngữnội dung mở khác: